Docly

Mã hóa đầu cuối: Bảo mật tối ưu cho trò chuyện

Bấm để like nhé bạn!

Loading

Zalo luôn hướng đến sự riêng tư và bảo mật của người dùng. Với tiêu chí này, Zalo ra mắt bản thử nghiệm mã hóa đầu cuối, nhằm tăng cường bảo mật cho trò chuyện của bạn.


Mã hóa đầu cuối là gì?

Mã hóa đầu cuối là công nghệ bảo mật giúp bảo vệ toàn diện nội dung tin nhắn. Khi nâng cấp Mã hóa đầu cuối cho trò chuyện, các tin nhắn được mã hóa trước khi gửi và sẽ ở dạng mã hóa trong toàn bộ quá trình gửi và nhận. Ngoài thiết bị của người gửi và người nhận, tin nhắn sẽ không thể được giải mã trên thiết bị nào khác. Điều này giúp mã hóa đầu cuối bảo mật hơn so với công nghệ mã hóa tin nhắn hiện tại.

Cách hoạt động:

  1. Trước khi gửi đi, nội dung gốc của tin nhắn được mã hóa trên máy của người gửi.
  2. Tin nhắn đã mã hóa được gửi đến máy chủ Zalo.
  3. Máy chủ Zalo gửi tin nhắn mã hóa đến máy của người nhận.
  4. Tin nhắn mã hóa được giải mã trên máy của người nhận để trở về nội dung gốc.

Tham khảo tài liệu kỹ thuật để tìm hiểu chuyên sâu về cách thức hoạt động của mã hóa đầu cuối.

Để nâng cấp mã hóa đầu cuối cho trò chuyện, hãy làm theo hướng dẫn này.


Ai có thể giải mã tin nhắn đã mã hóa đầu cuối?

Sau khi trò chuyện được nâng cấp mã hóa đầu cuối, chỉ có thiết bị của người gửi và người nhận có thể giải mã được tin nhắn để đọc nội dung gốc.


Những nội dung được hỗ trợ mã hóa đầu cuối

  • Nội dung hỗ trợ: tin nhắn văn bản, tin nhắn thoại, ảnh, video, file, sticker, GIF, MP3, hình vẽ tay, emoji, vị trí
  • Nội dung chưa được hỗ trợ: bình chọn nhóm, tin nhắn đã ghim, cuộc gọi, livestream

Một số lưu ý

Ở thời điểm hiện tại:

  • Bạn không thể tắt mã hóa đầu cuối sau khi nâng cấp.
  • Các tin nhắn mã hóa đầu cuối vẫn được sao lưu. Để bảo vệ tin nhắn, hãy đặt mật khẩu cho bản sao lưu.
  • Mã hóa đầu cuối là bản thử nghiệm cho người dùng Zalo. Nếu bạn gặp vấn đề trong quá trình nâng cấp, hãy xem hướng dẫn này hoặc bộ phận hỗ trợ qua Liên Hệ